Mụn cóc ở chân rất nhiều người chủ quan hoặc nhầm với các biểu hiện chai chân thông thường nên trì hoãn việc điều trị. Vậy mụn cóc ở chân nhận biết như thế nào? Ai là người hay bị mụn cóc ở chân. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới dây nào.
Mụn cóc nói chung và mụn cóc ở chân nói riêng là do virus HPV xâm nhập vào cơ thể qua vết trấy xước, vết nứt trên da. Virus HPV thường mọc ở những nơi môi trường ẩm ướt như giày vì thế khi bàn chân đổ mồ hôi, âm ướt và đi giày bịt kín đã có nguy cơ bị mụn cóc.
Vậy mụn cóc và vết chai chân khác nhau như thế nào?
Bạn cần dựa vào một số biểu hiện dưới đây để phân biệt.
- Mụn cóc là những vết tròn hoặc dẹt có kích thước từ 2 milimet -2 cm, có thể thấy những chấm đen nhỏ xíu trên bề mặt đây là kết thúc của mao mạch. Mụn cóc thường có màu vàng đục, bao quanh là màu hồng, gồ lên khỏi bề mặt da.
Mụn có rất dễ lây lan sang các vùng da khác và theo thời gian sẽ làm tăng kích thước mụn, gây đau đớn. Mụn cóc ở chân, bàn chân thường gây đau như có sỏi ở trong giày. Vị trí mọc mụn cóc ở chan là lòng bàn chân, mui bàn chân, ngón chân.
- Vết chai chân không có mạch máu, thường có màu vàng đục thành từng mảng, thường ở những vị trí chịu tì đề của bàn chân không và không gây đau.
Ai là người bị mụn cóc ở chân?
- Mụn cóc ở chân là bệnh thường gặp ở nông thôn do người dân có thói quen đi chân đất làm đồng do vậy thường xảy ra xây xát, trầy xước tạo điều kiện thuận lợi cho virus xâm nhập vào cơ thể.
- Việc đi chân đất ở những nơi công cộng cũng là nguyên nhân xuất hiện mụn cóc ở chân. Việc đi chân trần trên sàn tập gym, tập yoga cũng có thể là nguy cơ gây ra mụn cóc ở bàn chân.
- Phụ nữ có thói quen đi làm móng ở tiệm cũng là đối tượng dễ mắc phải mụn cóc do dụng cụ ở tiệm làm đẹp không được vệ sinh sạch sẽ, trogn quá trình làm móng có thể gây trầy xước khiến virus xâm nhập dễ dàng.
- Người bị rối loạn chuyển hóa, suy yếu hệ miễn dịch và suy nhược thần kinh đều có nguy cơ bị mụn cóc.
Nhận xét
Đăng nhận xét