Mụn cóc ở tay là gì? Nguyên nhân và biểu hiện mụn cóc ở tay ra sao? Các phòng tránh mụn cóc ở tay là gì? Ai dễ mắc bệnh mụn cóc ở tay sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.
Tay là một trong những bộ phận dễ bị bệnh da liễu nhất trong đó không thể kể đến mụn cóc ở tay bởi hàng ngày tay luôn phải tiế xúc với những nguy cơ gây bệnh như hóa chất, vi khuẩn...Vậy mụn cóc ở tay là gì?
Biểu hiện mụn cóc ở tay
Mụn cóc ở ngoài da như tay, chân do virus HPV tuýp 1, 2 xâm nhập vào da qua những vết trấy xước. Sau một thời gian ủ bệnh thường từ 2-3 tháng mới biểu hiện ra ngoài.
Mụn cóc ở tay là những sản phẩm màu vàng đục hoạc màu da đỏ có kích thước lớn nhỏ khác nhau từ 2 milimet đến 2 cm, Đôi khi vết nứt ở bề mặt gây mất thẩm mỹ và khó khăn tronh sinh hoạt. Dựa vào mức và kích thước của mụn sẽ gây nên những tổn thương khác nhau.
- Mụn cóc ở tay thường xuất hiện ở các vị trí như mu bàn tay, ngón tay hơn là những vị trí khác như lòng bàn tay.
- Tổn thương mụn cóc ở tay có bề mặt hình bán cầu hoặc dẹt, trung tâm mụn có thể lõm xuống.
- Mụn cóc phẳng với triệu chứng là những nốt sần nhỏ chỉ có thể phát triển khi sờ vào nhìn kĩ nốt mụn có màu vàng nhạt, bề mặt bóng, mảnh và tập trung thành dải. Mục cóc phẳng ở tay lại thường xuất hiện ở mu bàn tay, ngón tay và cánh tay.
Ai dễ mắc bệnh mụn cóc ở tay
- Mụn cóc xuất hiện ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên đối tượng phổ biến là thanh thiếu niên từ từ 15-30 tuổi. Riêng với mụn cóc ở tay xuất hiện ở những người có thói quen cắn móng tay.
- Phụ nữ cũng dễ mắc bệnh do thói quen làm móng như cắt tỉa móng tay, làm nail gây trầy xước da và dùng chung dụng cụ làm móng ở tiệm nên rất dễ mắc bệnh.
- Ngoài ra, trẻ em cũng là đối tượng dễ mắc mụn cóc ở tay do trẻ thường nghịch đất, hiếu động làm trầy xước da sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho virus HPV xâm nhập vào cơ thể.
- Những người hệ miễn dịch kém cũng là đối tượng thường bị virus HPV tấn công và gây nên mụn cóc.
- Bệnh rất dễ lây vì thế chỉ cần sờ, tiếp xúc trực tiếp là bệnh đã lây lan từ người này sang người khác.
Cách điều trị mụn cóc ở tay
Mụn cóc nói chung và mụn cóc ở tay cần phải được điều trị sớm nhất để tránh tình trạng bệnh lây lan do người bệnh cào gãi cũng như lây bệnh cho người xung quanh. Dựa vào mức độ của người bệnh mà người bệnh có thể đến bác sỹ để được tư vấn kỹ hơn về các phương pháp hiện đại trị mụn cóc tận gốc hoặc nhẹ có thể tự điều trị tại nhà.
Một số cách điều trị mụn cóc ở tay hiệu quả nhất hiện nay
Cách 1: Dùng dung dịch axit để chữa mụn cóc ở tay
- Khi mụn dưới 0,5cm có thể dùng dung dịch axit Salicylic và Lactic (Duofilm, Collomack) chấm lên nốt mút, tránh để axit dính ra vùng da lành. Nên vệ sinh vùng da bệnh bằng xà phòng trước khi chấm thuốc.
- Thuốc sẽ giúp tiêu hủy, bong tróc các tế bào sừng hóa cùng virus gây bệnh.
Cách 2: trị mụn cóc ở ngón tay bằng chấm nitơ lỏng
Cách 2: trị mụn cóc ở ngón tay bằng chấm nitơ lỏng
- Phương pháp này sử dụng khi nitrogen ở dạng hóa lỏng nên có nhiệt độ rất thấp (-196oC) để chấm lên nốt mụn. Thường được chia làm nhiều đợt, một đợt cách khoảng 1-2 tuần sẽ cho kết quả tốt hơn. Cách trị này ít để lại sẹo nhưng thường gây đau ngay sau khi chấm.
Cách 3: Chữa mụn cóc bằng cách đốt điện
Đốt điện được áp dụng cho các mụn cóc dưới 1cm ở vị trí khó tiểu phẩn như kẽ ngón tay nhờ dòng điện cao tần. Các làm này khá nhanh chóng, đơn giản, tiết kiệm có thể khoét sâu lấy được nhân mụn tuy nhiên thời gian lành vết thường hơi lâu.
Cách 4: Cách điều trị mụn cóc ở lòng bàn tay bằng phương pháp tiểu phẫu
Đây là cách xử lý mụn cóc có kích thước từ 2cm trở xuống và ở vị trí bằng phẳng như lòng bàn tay, lòng bàn chân. Thời gian lành vết thương nhanh, chăm sóc vết mổ cũng dễ dàng tuy nhiên chi phí cao và dễ tái phát do không lấy được nhân mụn.
Với các cách này người bệnh nên đến các bệnh viện chuyên khoa da liễu để được bác sĩ khám và tư vấn và cách điều trị hợp lý.
Cách 5: Cách trị mụn cóc trên tay bằng mẹo dân gian
Các bạn hãy theo dõi bài viết tiếp theo chúng tôi sẽ đề cập đến vẫn đề này.
Nhận xét
Đăng nhận xét